Bài này lâu rồi nhưng xài ngon trên blog mới đó các bác hi
Để có thể hiểu rõ hơn về đặc tính nổi trội so với các loader khác, các bạn có thể đọc thêm phần "Những điều cần biết về loader" ở cuối bài viết này. Ngay sau đây sẽ là giao diện tạo code và hướng dẫn sử dụng.Phần 1:
Giao diện tạo code:
Ví dụ file Flash mà bạn chèn có kích thước gốc là 400x300px và bạn điền chiều rộng là 800px, chiều cao là 900px thì :
- Nếu bạn chọn "không", thì khi Flash hiển thị trên blog, kích thước của Flash sẽ không tỉ lệ với kích thước gốc mà bị kéo dãn theo chiều cao
-Nếu bạn chọn "có", thì khi Flash hiển thị trên blog, kích thước của Flash sẽ tỉ lệ với kích thước gốc, nghĩa là sẽ hiển thị kích thước 800x600px, còn phần 300px chiều cao còn lại của Flash sẽ trong suốt (ở chế độ này Flash sẽ load chậm hơn chế độ "không" khoảng 0.25s)
Cuối cùng là ấn vào ô "tạo code"
Chúc các bạn vui vẻ
Phần 2:
Những điều cần biết về loader:
1) Loader là gì? tại sao phải dùng loader?
Hiện nay blog360Plus chỉ cho chèn link Flash từ photobucket.com, imageshack.com vào blog. Vì vậy, thông thường muốn chèn Flash vào blog, chúng ta phải có tài khoản Pro (mất tiền) tại trang photobucket.com hay imageshack.com để upload Flash và chèn vào blog. Nhưng dân Việt Nam ta nghèo...tiền đâu ra mà mua tài khoản ProVì thế chúng ta phải tìm cách biến link Flash từ các trang khác thành đường link từ photobucket hay imageshack...thế là sinh ra Loader
Đó là cầu nối để chúng ta chèn Flash vào blog
Có thể ví việc này giống như Khu ăn chơi chỉ cho Đại gia vào chứ ko cho dân thường vào, nhưng Đại gia lại dắt theo 2 đứa dân thường, thế là cả 3 cùng được vào, thay vì cả 3 đều phải là Đại gia
Như vậy, khi dùng loader để chèn Flash vào blog, việc hiển thị Flash sẽ trải qua 2 giai đoạn sau:
Đầu tiên trình duyệt web tải Loader vào blogTiếp theo Loader âm thầm lặng lẽ tải file Flash (cần chèn vào blog) vào chính nó
2) Tại sao có loader nhanh, có loader lại chậm?
Thời gian để loader hiển thị file Flash lên màn hình bằng tổng thời gian của 2 giai đoạn trên. Như vậy đương nhiên loader nào có dung lượng càng nhẹ sẽ càng nhanh. Nhưng giai đoạn 2 mới quyết định phần lớn tốc độ của Loader.Khi lập trình ra loader, thông thường có 2 cách để tải 1 file flash vào chính nó. Trong đó 1 cách thì nhanh nhưng không thể phát hiện được lỗi và báo lỗi để người dùng biết khi có sự cố xảy ra, 1 cách thì chậm nhưng có thể thông báo lỗi để người dùng biết khi nào có dữ liệu hay không, khi nào đường link bị lỗi.
Nhím loader sử dụng kết hợp 2 cách này, nghĩa là cho load file Flash theo cách chậm để phát hiện lỗi, sau đó lại load file flash lần thứ 2 theo cách nhanh. Như vậy, ngoài việc dung lượng khá lớn, loader của nhím còn load dữ liệu 2 lần, nên việc chậm trễ là không thể tránh khỏi.
Aviraantivir loader chỉ sử dụng cách thứ 2, nên thời gian load nhanh hơn của nhím loader rất nhiều, nhưng lại không thể thông báo cho người sử dụng biết khi nào có sự cố xảy ra. Người tạo ra loader này nói rằng loader này ko hề chèn quảng cáo, nhưng thực chất là "không thể chèn quảng cáo"vì nếu chèn vào thì tốc độ load còn thua cả nhím loader. Với các file Flash có dung lượng lớn, tỉ lệ load thành công của loader này rất thấp, thường là ko load đựơc.
Cuối cùng là loader do mình tạo rađược lập trình theo cách đặc biệt, có tốc độ load nhanh hơn cả cách thứ 2, và đồng thời có thể thông báo lỗi khi có sự cố. Do không bị nén như 2 loader kia nên tốc độ load ổn định (dù ko bị nén nhưng dung lượng loader vẫn nhỏ gấp hàng chục lần so với các loader khác
. Ngoài ra, về mặt lập trình, actionscript đã được tối ưu hóa nên hầu như không chiếm dung lượng của bộ nhớ máy, giúp blog ko bị giật khi chèn 1 lúc nhiều Flash.
Do hầu hết mọi người ko sử dụng loader để load file mp3 (vì việc này đã có các Flash nhạc lo), nên mình không đưa chức năng này vào, để giảm dung lượng của loader.Xin gửi lời cảm ơn đến anh chip (chiplove.biz) trong việc hoàn thiện loader, cũng như về việc host upload Loader
Nguồn:http://blog.yahoo.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét